PORTAL DRHOC'S
  • A
  • C17
  • MED613
  • TroiMT
  • B517
  • PTH350
  • NUR313
  • BOOKS
  • DUMTP
  • Blog

COVID-19: Viêm phổi do virus  2019_nCoV

21/8/2019

0 Comments

 
dt_419__irresistin_.pdf
File Size: 532 kb
File Type: pdf
Download File

hinh_anh_xq_ngực_viêm_phổi_do_2019-ncov__final_.pdf
File Size: 2800 kb
File Type: pdf
Download File

new_update_covid_19.pdf
File Size: 1779 kb
File Type: pdf
Download File

COVID19 Files – Scientific Investigation On Mysterious Origin Of Coronavirus
File Size: 2675 kb
File Type: pdf
Download File

qd_322_ncov_10220206.pdf
File Size: 3930 kb
File Type: pdf
Download File

quyet-dinh-1271-qd-byt-huong-dan-du-phong-va-xu-tri-covid-19-o-phu-nu-mang-thai.pdf
File Size: 1325 kb
File Type: pdf
Download File

0 Comments

BÃI TẮM BIỂN HƯỚNG MẶT TRỜI LẶN

30/5/2017

0 Comments

 
Ngày CN - 28/5/2017 quyết 'phượt' Sơn Trà cùng 'a trưởng', bằng con ngựa thồ Bonus nổi tiếng. Đầu tiên thì chạy lên đỉnh 'Bàn cờ', trên con đường mà 35 năm trước rất nhiều lần (thường lúc nửa đêm giữa mùa mưa) bám xe GMC lên đỉnh này để cấp cứu & đón lính ốm về bệnh xá. Sau khi lên đỉnh thì xuống núi, chạy về ''Cảng sâu - Tiên Sa'', và rồi theo con đường mới mở ven bờ Bắc, phi mãi tới khi thấy duy nhất một con sóc băng ngang qua đường thì quay xe về...

Chẳng a dua ai, chỉ nêu vắn tắt mấy cảm nhận riêng thế này:
​
- Bây giờ cây cối đã um tùm ra dáng rừng cấm hơn xưa, chắc vì nạn phá rừng lấy củi về bán mua gạo cứu đói đã tiệt, không bắt gặp các 'xe lăn' bằng ổ bi của đám kiếm củi nữa.
- Ở tầm bình độ 200 thì đã rào chia hộ 'quản lý rừng' bằng hết rồi; thấy đa số rào chắn, lều quán rất nhếnh nhác, nhưng cũng có những 'biệt phủ' rất hoành tránh kiểu như bên đèo Hải Vân từng có, bọn này đang ''hóng'' cái 1600 phòng để bùng phát lan theo đây.
- Cả nước Việt Nam chỉ có 2 bãi biển độc đáo, do bờ quay về hướng Tây, nên được mặt trời chiếu sáng tận tối. Một là Mũi Nai Hà Tiên - đã từng đến, cát đen, sóng lặng...hai là Tiên Sa Sơn Trà - cát vàng, sóng vừa, nắng ấm, biết rõ vì khi xưa từng hụp lặn đến tối rồi lửa trại trên bờ thực giống 'tiên sa'. (Hồi đó do BTLV 3 quản lý bãi này, sau thì do tỉnh - thành phố ...).
- Bãi của biển Tiên Sa bây giờ có lở loét đỏ bầm thì chỉ là do xây dựng thôi, mai rồi trồng lại cây cối cực đẹp mấy hồi... nhưng giống như các resort bờ Đông, thì bờ biển liền kề cũng coi như là của riêng nó (đã ngăn giành riêng cấm vào lâu rồi, tại đây BĐBP ĐN cũng chộp riêng được một đoạn, khai thác kín & khéo để lách quy định cấm làm kinh tế).
- Vị trí bãi Tiên Sa đắc địa thế, bờ xôi ruộng mật thế, cát vàng biển ngọc thế, lại có sẵn chả tốn chút công mở đường lấn biển gì, thì người chiếm được phải là có tiền có của triệu tỷ đô, có thế có lực cỡ quốc gia tới quốc tế & khoảng lo lót cũng ''không phải vừa vừa đâu''. Vì thế tôi tin là dù sau này có quyết giảm số phòng ở Sơn Trà sâu đến đâu, thì khu resort chiếm cái bãi biển hướng mặt trời lặn đẹp như Tiên Sa này - coi như dân thường đất Việt hết cửa rồi.
0 Comments

PHÁT BIỂU CỦA THẦY TRỌNG, BẠN HÀ & HỌC TRONG BUỔI GẶP MẶT TOÀN QUỐC CỦA KHÓA 7 VHQĐ NVT.

10/4/2017

2 Comments

 
PHÁT BIỂU CỦA THẦY TRỌNG – CỰU GIÁO VIÊN TRƯỜNG VHQĐ NVT
(Tóm lược từ ghi âm bài phát biểu, tại buổi gặp mặt toàn quốc khóa 7 – 4.2017)

Thưa quí vị đại biểu, các em học sinh thân mến.
     Mấy ngày hôm nay (ngày hôm qua và ngày hôm nay) các em học sinh khóa 7 và các em học sinh ở khóa khác, đã làm cho tôi lâng lâng như đi trên mây, rất là xúc động, không những các em mạnh khỏe, các em thành đạt, mà đặc biệt là tình cảm của các em đối với nhau, cái đó cực kỳ đáng quí. Cho nên anh HMT có một bài diễn văn rất hay, trong đó có nói tới cái gọi là ‘bản lĩnh Trỗi’, tôi có nghĩ thế này về các em, học sinh trường Trỗi có 4 cái đặc biệt: (1) là đối tượng đặc biệt; (2) là thông minh đặc biệt (đã có mấy lần thi học sinh giỏi ở Trung Hà, Hưng Hóa đã làm địa phương rất cảm phục cái đội của chúng ta đi thi); thứ (3) là nghịch đặc biệt, cái này là một đặc điểm nữa, tôi đã đi một số trường nhưng chưa thấy trường nào có học sinh nghịch như trường ta, nghịch một cách có tổ chức; và cuối cùng (4) các em học sinh trường Trỗi là những học sinh có tình cảm thương yêu nhau, bênh nhau, gắn bó nhau đặc biệt cho đến bây giờ.
     Xin phép các vị đại biểu, các bạn khóa khác, tôi có vài lời tâm tình với các bạn khóa 7:
Tôi vào trường Trỗi, là về Bằng Tường đón các em học sinh khóa 7 lên, lúc đó là lớp 5, và đến khi kết thúc trường NVT tôi mới rời nhà trường, lúc đó ở Trung Hà, khi các em học sinh không tập hợp để học nữa, tôi buồn đến mức lên gặp thầy Tâm và thầy Dương Minh Tuấn để chuyển bằng được…bởi vì các em đã lấy hết cái tình cần có của một nhà giáo đối với học sinh, thực sự không còn tâm trạng, tâm trí nào để dậy các đối tượng khác nữa.
Và cũng hai ngày hôm nay các em đưa tôi về sống lại thời Trỗi, đặc biệt về những ngày ở Quế Lâm, với những cơn ác mộng về đau màng não, lúc bấy giờ có lệnh tất cả các lớp học đều phải khóa cửa ở trong nhà, ở các khóa lớn các em có bản lĩnh để giữ mình, tránh (lây lan) cái cầu trùng viêm màng não. Nhưng khóa 7 là khóa bé nhất và trên một lớp là khóa 6 cũng rất nhỏ, nên các thầy có nhiệm vụ phải giữ chân các em ngay ở trong phòng ngủ, làm thế nào giữ chân được các em? Và tôi có cái ‘sách’ là bắt các em nằm ở trên giường và kể truyện ‘Bây giờ các em muốn nghe kể truyên “dao bay” hay truyện khác?’. May mà tôi có một kho vô tận về truyện trinh thám, mà học sinh trường Trỗi thì rất khoái truyện này; thường thì truyện chưa kết thúc đa số các em đã ngủ hết – mai lại kể tiếp, đó là cái ‘sách’ tránh được cho các em giống như em Hòa (vì viêm màng não đã ra đi), đó là truyện của 50 năm về trước, còn 50 năm về sau là ngày hôm nay thì có tâm trạng gì muốn nói với các em không?
     Nói với các em học sinh khóa 7 và các em học sinh trường Trỗi - nói chung là các thầy rất tự hào khi thấy các em ra trường phát huy được truyền thống gia đinh và đặc biệt là giỏi hơn thày, rất nhiều em thành đạt, kể cả về khoa học kỹ thuật, kể cả về các hoạt động xã hội và các mặt hoạt động khác, đó là điều rất đáng tự hào.
     Và cũng như cách đây 50 năm về trước, thày có một vài điều căn dặn các em, bây giờ các em ở U70 hết rồi, 62-63 cả rồi (nói như HMT là tóc đã bạc, răng đã long và sức khỏe đã yếu, tôi năm nay cũng 80 rồi), trước hết mong các em giữ gìn sức khỏe, như là trưa nay khi các em uống tỳ tỳ, thấy B.Q.Đ đến nói H.M.T kìm chế lại để giữ gìn cho tối nay, không có tối nay vắng mặt hết thì mất vui, tôi cũng vậy thôi, cũng phải giữ gìn sức khỏe, trước uống bốn lần giờ chỉ dám uống một thôi…

Sau cùng thì thay mặt các thầy các cô cảm ơn quí vị đại biểu, chúc các em học sinh trường Trỗi mạnh khỏe, thành đạt, vui với con cháu và các em 3 năm một lần gặp động viên nhau vững bước, sống vui, sống khỏe, sống có ích cho đời bởi vì quỹ thời gian của các em tôi tính chỉ còn 40 năm nữa thôi. Xin cảm ơn.
_____________________________________________________________________________________________
​

​PHÁT BIỂU CỦA NGUYỄN MẠNH HÀ – CỰU HỌC SINH TRƯỜNG VHQĐ NVT
(Tóm lược từ ghi âm bài phát biểu, tại buổi gặp mặt toàn quốc khóa 7 – 4.2017)

Kính thưa…
     Sáng nay tôi mới ở HN vào, buổi trưa nay anh Thắng giao nhiệm vụ phát biểu thay mặt cho khóa ở khu vực phía Bắc, tôi sẵn lòng nhận lời, vi tôi rất muốn có chia sẻ với các thầy cô, các bạn về suy nghĩ của mình, chiều nay các anh cũng chỉ điểm tôi trả lời phỏng vấn truyền hình để xây dựng một bộ phim về khóa, tôi thấy khóa 7 có nhưng cái đặc biệt như thầy Trọng đã nói, như bạn Thắng đã nói, tôi rất đồng tình với cái bản sắc trường Trỗi, với 4 điểm đặc biệt như thầy Trọng đã tổng kết, rất tự hào với những điểm đặc biệt ấy, kể cả điểm nghịch ngợm, tại sao chúng ta nghịch ngợm được như thế ? bởi vì chúng ta có sự gắn kết với nhau, tôi muốn nêu thêm mấy điểm nữa theo như tổng kết của tôi (tôi chưa biết các khóa khác đã có cuộc gặp gỡ toàn quốc chưa?), tôi thấy khóa 7 chúng ta đã chủ động có cuộc gặp mặt toàn quốc như thế này là rất đáng quí, lúc nãy cháu ở truyền hình có hỏi: chú có ấn tượng gì về khóa của chú?. Bản thân chúng ta vào trường sau một năm AHLS NVT đã hy sinh, Trường được thành lập, chúng ta rất tự hào vì Trường mang tên AH NVT, những cái chúng ta phát huy được đến ngày nay chính là truyền thống gia đình, tất cả anh chị em chúng ta đều là con cán bộ trong quân đội và bên ngoài, được Đảng, Nhà nước, Quân đội quan tâm, tạo điều kiện cho chúng ta, cho nên chúng ta có một điểm rất đặc biệt - tuy là một trường phổ thông thôi, nhưng chúng ta lại được sơ tán sang nước bạn, tức là một vốn rất quí được Đảng và Nhà nước nhìn nhận, nuôi dưỡng chúng ta, và như anh Thắng đã tổng kết là tất cả đều trưởng thành sau khi ra Trường, và một điểm đặc biệt nữa mà tôi cảm nhận, là trong buổi gặp hôm nay, chúng ta tươi trẻ không khác gì 50 năm trước, có rất nhiều người hôm nay mới gặp lại kể từ năm 1970, không nhận ra, nhưng chỉ cần nói biệt danh là nhận ra nhau, và đấy là cái điều rất đặc biệt đối với trường chúng ta.
     Tôi xin có đề nghị như thế này mong tất cả chúng ta ủng hộ, tôi là người công tác lịch sử nên rất muốn ghi lại những câu truyên riêng của khóa chúng ta, cách đây nửa năm tôi làm trường ban liên lạc của khóa đại học của tôi, đã đề xuất làm cuốn kỷ yếu cho lớp, tôi nghĩ chúng ta hoàn toàn có thể làm được, vì 230 bạn chúng ta nay đã có 35 bạn ra đi. Kinh nghiệm của chúng tôi là thế này – BLL sẽ thông báo bằng văn bản cho tất cả các bạn, đề nghị các bạn cung cấp cho các thông tin chủ yếu về bản thân mình kể từ sau khi ra trường (giải thể trường NVT) mình học ở đâu, mình ra công tác thế nào (các gạch đầu dòng rất ngắn thôi), và mỗi bạn cung cấp cho chúng tôi một tấm ảnh, để chúng tôi sẽ xếp lần lượt trong số lớp chúng ta những người đã từng học ở đây, số bạn đã hy sinh và đã mất chúng tôi sẽ lập một trang riêng, có sự thống kê, và tất cả địa chỉ của mọi người cần liên lạc hiện nay và mỗi bạn sẽ có một trang trong cuốn sách kỷ yếu đấy.
Và phần thứ hai là phần hoạt động của nhà trường và của khóa, tất cả các bức ảnh hoạt động và sinh hoạt của khóa như thế nào của 3 miền.
     Phần thứ ba là phần rất quan trọng, đó là những kỷ niệm của các bạn, các bạn ghi nhớ những kỷ niệm trong 5 năm chúng ta ở với nhau, học với nhau có những kỷ niệm như thế nào, và mở đầu có bản tổng kết của bạn Hoàng Mạnh Thắng, tôi rất đồng tình với bản tổng kết toàn bộ hoạt động của chúng ta, nhưng mà mỗi bạn có những kỷ niệm, những dấu ấn thế nào đó về ký ức của chúng ta nên viết vào, và tôi xin chịu trách nhiệm tôi nhận, (vì tôi đã từng làm cuốn kỷ yếu như vậy cho lớp đại học của chúng tôi), cho nên tôi rất muốn chúng ta đồng tình với đề xuất này để 3 năm nữa tròn 50 năm ngày chúng ta chia tay nhau (1970 – 2020) lúc đó trong tay chúng ta mỗi người có một cuốn kỷ yếu của lớp, và như vậy chúng ta hiẻu về nhau nhiều hơn và các cuộc gặp mặt có ý nghĩa hơn nên tôi có đề xuất như vậy.

     Để kết thúc, nhân cuộc họp này tôi xin kính chúc các thầy, các anh và toàn thể các bạn sức khỏe (bây giờ chúng ta đã trên 60 mà thầy Trọng đã trên 80 rồi, cho nên điều mong mỏi nhất là chúng ta sẽ thường xuyên gặp nhau, nhưng phải có sức khỏe mới gặp được nhau, nhiều bạn vì sức khỏe nên đã không đến được…). Cho nên xin kính chúc các thầy cô, các anh chi sức khỏe, hạnh phúc và gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống của chúng ta, tôi xin cảm ơn.
_____________________________________________________________________________________________


“DÒNG CHẢY KHÓA 7”
(Phát biểu của Nguyễn Phúc Học – cựu học sinh K7 TSQ NVT)

     Kính thưa các thầy cô, các vị đại biểu...và thưa các bạn k7 - k9 có mặt tại buổi gặp gỡ này. Đại diện cho khoá 7 Miền Trung, tôi xin gửi đến các thầy cô và các bạn lời chào mừng trân trọng nhất - vì đã chọn và có mặt tại đây ngày hôm nay. Tiêu đề phát biểu của chúng tôi là "Dòng chảy Khoá 7".
     Vâng, từ năm 70 chúng ta rời Trường, năm 72 đa số chúng ta lại tụ hội ở các quân binh chủng, một số lại vào các trường Quân đội, như Tôi, Hà, Công, Đồng, Lập, Thắng về ĐH Quân Y. Lại gắn bó với nhau suốt những năm tháng học tập đó, nhiều lần đi hát đi đàn khắp các hội diễn (và luôn về “nhì” khi gặp đội ĐH KT Quân sự, mà nòng cốt cũng toàn B.Trỗi với đội anh D.M.Đức, và bạn H.Hà K7 ta).
     Năm 78 ra trường về Hải Quân, đội khóa 7 lại lần tìm hoà nhập với nhau, thập kỷ 80 Hải Quân ở miền Trung có H.Nhân, Q.Thanh, P.Học và chúng tôi trợ giúp nhau trong công việc, vui cùng nhau trong các lễ cưới của từng anh.
     Thập kỷ 90, nhân một buổi gặp tình cờ ở Bộ Tư Lệnh Quân Khu 5, Hoài Nam & P.Học chạm mặt, từ đó dòng chảy K7 hoà nhập với các khoá của Bạn Trỗi Miền Trung, khơi được mạch với Đ.Chiến, X.Châu, H.Thành, Q.Dũng, Đ.Luyện. Thời kỳ đó khoá 7 là dòng chảy lớn nhất của con sông Bạn Trỗi Miền Trung.
     Tới đầu TK 21, phần lớn các bạn chuyển đi nơi khác, có đã bạn tới ‘những vì sao xa’ trước chúng ta. Hiện nay chỉ còn 3 ‘nhánh’, là bạn P.Đ.Chiến nguyên GĐ Ngân hàng Phát triển Quảng Nam, bạn T.Q.Dũng nguyên nhưng vẫn làm GĐ Nhà máy Nhựa Đà Nẵng, và tôi giờ đang tiếp bước cha làm thầy giúp đào tạo bác sĩ đa khoa cho khu vực miền Trung tại ĐH Duy Tân thêm ít năm nữa. Vì Đà Nẵng đang là mảnh đất bắt đầu đáng sống, nên đã có thêm một số bạn nhập về như danh sách Ban LL Khoá vừa trao chúng tôi. Xin cảm ơn các bạn.
     Cuối cùng - xin tiết lộ: BTMT cũng như Khoá 7 tại đây có truyền thống đặc biệt – là đã kết nạp K9 rất sớm, ngay từ ngày đầu, và họ luôn đồng hành rất chung thuỷ không chỉ trong các buổi gặp mặt của Bạn Trỗi... đó là các bà vợ của chính chúng tôi. (xin mọi người một tràng pháo tay biểu dương sự gắn bó đặc biệt đó).

Kính thưa các thầy cô, các vị đại biểu... và các bạn.
"Dòng chảy Khoá 7" cũng như mọi dòng chảy của các khoá trong toàn trường Thiếu sinh quân Nguyên Văn Trỗi, chúng ta đã luôn hợp nhập lại, tưới mát cho nhau, bồi đắp phù sa cho con cháu và còn chảy mãi không ngừng như những dòng sông trên đất Việt chúng ta. Một lần nữa - Xin chân thành cảm ơn vì đã chọn và có mặt tại đây ngày hôm nay. Xin cảm ơn. 
Phát biểu của thầy Trọng, bạn M.Hà & P.Học
File Size: 109 kb
File Type: pdf
Download File

2 Comments

GẶP GỠ TOÀN QUỐC KHÓA 7 TSQ NVT - ĐÀ NẴNG 4.2017

8/4/2017

1 Comment

 
1 Comment

GIẢI ĐỘC VX NHƯ THẾ NÀO ?  

28/2/2017

2 Comments

 
NHIỄM ĐỘC VX & ĐIỀU TRỊ
File Size: 98 kb
File Type: doc
Download File

             GIẢI ĐỘC VX NHƯ THẾ NÀO ? 
           TS.BS Trần Bá Thoại  Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM
 
   Ngày 24/02, AFP dẫn nguồn tin từ cảnh sát Malaysia cho biết đội pháp y phát hiện chất độc thần kinh VX trong thi thể ông Kim Jong Nam. 
              
 Định danh chất độc VX
 VX có công thức hóa học là O-ethyl S [2- (diisopropylamino) ethyl] methylphosphonothioate), là một dạng phospho hữu cơ không mùi vị có màu hổ phách và rất độc. VX gây tổn thương hệ thống thần kinh, liều chết qua tiếp xúc da la 10 mg, và liều gây chết trung bình đường thở là 30-50 mg/ min / m3.
 
VX được nhà hóa học Ranajit Ghosh, phòng thí nghiệm Bảo vệ thực vật, British Imperial Chemical Industries (ICI), phát hiện vào thập niên 50 của thế kỷ trước, và được nghiên cứu để làm thuốc trừ sâu với thương hiệu Amiton; nhưng sau đó bị thu hồi vì đã quá độc và không an toàn khi sử dụng.

 Vì là một chất độc thần kinh (neurotoxin) mạnh, VX là một vũ khí hóa học nguy hiểm. Theo Nghị quyết 687 của Liên Hợp Quốc, VX được liệt vào vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD), nên cấm sử dụng. Chỉ sản xuất và tàng trữ các VX quá 100 gram mỗi năm là phạm pháp theo Công ước vũ khí hóa học của năm 1993.
  
VX gây độc thế nào
   Bình thường, một tế bào thần kinh vận động sẽ truyền kích thích đến cơ qua bản tiếp hợp thần kinh-cơ (neuro-muscular synapse), tại đây sẽ giải phóng acetylcholine để kích thích các tế bào cơ bắp co lại. Acetylcholine sau đó được enzyme acetylcholinesterase thủy phân nhỏ ra thành hai sản phẩm bất hoạt là axit axetic và choline.
       
   Cũng như các chất trừ sâu phospho hữu cơ khác, chất độc VX là một chất ức chế enzyme acetylcholinesterase. Khi enzyme này bị ức chế sẽ dẫn đến sự tích tụ của acetylcholin trong các bản tiếp hợp synapse, cơ bị kích thích gây co liên tục, không thể kiểm soát. Hậu quả là có sự co thắt dữ dội ban đầu, tiếp theo là sự kéo dài khử cực làm phong tỏa thần kinh cơ cuối cùng dẫn đến liệt mềm toàn bộ cơ bắp trong cơ thể, đặc biệt là liệt cơ hoành gây ra cái chết ngạt đau đớn.
 
 Điều trị nhiễm độc VX như thế nào
 Cũng như các loại phospho hữu cơ khác, nhiễm độc VX cũng phải được xử trí cấp cứu, theo các bước sau

 1. Loại bỏ chất độc
 Lập tức đưa bênh nhân ra khỏi vùng ngộ độc, đặc bệnh nhân vào khu vực thoáng mát, tăng thông khí phổi để loại bỏ thuốc qua đường hô hấp.
 Tẩy sạch thuốc khỏi da và niêm mạc, cởi bỏ quần áo dính thuốc, lau sạch thuốc ở da, rửa da thật sạch bằng xà phòng, hay tốt nhất là nước có pha bằng sô đa hay clo (hypochloride).
 Súc rửa dạ dày nếu nghi ngờ chất độc vào đường tiêu hóa. Trước khi súc rửa dạ dày phải tiêm atropine trước với liều thích hợp với độ trầm trọng. Dùng nước pha bicarbonate, lượng nước súc nhiều có thể đến vài chục lít nước.

2. Dùng thuốc giải độc
  * Atropine liều cao dùng sớm
Atropine là thuốc ức chế đối giao cảm hiệu quả nhất trong trúng độc gốc photpho hữu cơ. Thường được dùng đường tĩnh mạch liều cao cho đến khi có tình trạng “no atropine”: mặt đỏ, đồng tử dãn to, mạch rất nhanh, sau đó dung liều duy trì.
 * Pralidoxime (Pyridine 2-Aldoxine Methiodide, PAM)
 Pralidoxime là chất đối kháng (antidote) đặc hiệu với phosphor hữu cơ, nó sẽ kết hợp với phospho hữu cơ và giải phóng enzyme cholinesterase tái hoạt động. Thuốc pralidoxime phải được dùng sớm thì hiệu quả mới cao.

3. Hỗ trợ hô hấp
 Khai thông đường hô hấp: hút đờm giải khí có dấu suy hô hấp dù nhẹ, nếu ít đáp ứng điều trị thì nên đặt ống nội khí quản.
Thở oxy: khi có suy hô hấp cung lượng cao 8-10L/phút hay 3-4L/phút tùy theo độ trầm trọng (nếu có suy hô hấp mạn thì thở oxy cung lượng thấp 1-3L/phút.)
Hô hấp nhân tạo: là phương tiện điều trị cần thiết trong những trường hợp nặng, đáp ứng không hoàn toàn với điều trị, suy hô hấp cấp. Hô hấp nhân tạo cần được kéo dài rất lâu có thể 2-3 tuần. Do đó cần phải có máy thở mới đảm bảo hô hấp nhân tạo tốt và kéo dài, cần khai thông khí quản và cho thở máy đúng lúc và kịp thời.

4.  Các biện pháp hỗ trợ khác
 Chống sốc: truyền bù dịch đủ và cho thuốc vận mạch, nâng huyết áp như dopamine và dobutamine.
  Chống co giật: bất an, lo lắng, có thể dùng thuốc chống động kinh như diphénylhydantoine, các thuốc an thần nhẹ, tránh làm liệt các cơ quan thần kinh sinh thực.
  Phòng bội nhiễm: nhất là ở phổi bằng các kháng sinh có hoạt phổ rộng.

 
 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 [1] VX (nerve agent)
https://en.wikipedia.org/wiki/VX_(nerve_agent)
[2] Phát hiện chất độc hủy diệt hàng loạt ở thi thể Kim Jong Nam http://news.zing.vn/phat-hien-chat-doc-huy-diet-hang-loat-o-thi-the-kim-jong-nam-post722793.html
[3] Nữ nghi phạm nôn mửa, Malaysia tẩy độc toàn bộ sân bay http://news.zing.vn/nu-nghi-pham-non-mua-malaysia-tay-doc-toan-bo-san-bay-post723266.html
[4] Malaysia truy tìm nguồn gốc VX trong thi thể Kim Jong Nam http://news.zing.vn/malaysia-truy-tim-nguon-goc-vx-trong-thi-the-kim-jong-nam-post723237.html
 [5] Tính kịch độc của chất VX được cho đã giết Kim Jong Nam http://news.zing.vn/tinh-kich-doc-cua-chat-vx-duoc-cho-da-giet-kim-jong-nam-post723218.html
 [6] Nữ nghi phạm nôn mửa, Malaysia tẩy độc toàn bộ sân bay http://news.zing.vn/nu-nghi-pham-non-mua-malaysia-tay-doc-toan-bo-san-bay-post723266.html
[7] Bệnh học ngộ độc phospho hữu cơ https://www.dieutri.vn/benhhocnoi/3-10-2012/S2589/Benh-hoc-ngo-doc-phospho-huu-co.htm




2 Comments

LỄ TRI ÂN NGƯỜI LÁI ĐÒ MANG SẮC MÀU BLOUSE TRẮNG

20/11/2016

0 Comments

 
0 Comments

ĐỨC THẦY

18/11/2016

0 Comments

 
Picture

Đức là cách cư xử, là thái độ tốt đẹp, hợp đạo lý (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín - là 5 đức cơ bản)
Nhân ngày lễ, xin kể 2 việc, của chính mình, để tôn vinh và tưởng nhớ về một người Thầy, trong rất nhiều Thầy mà thế hệ chúng tôi may mắn đã được gặp.
Cách nay hơn 20 năm, để mở màn cho lớp CKI đầu tiên tại ĐH YD Tp HCM, Bộ môn mời Thầy vào dạy về một loạt bài như "Shock, Những tiến bộ mới của GMHS, Suy thở, Thăng bằng kiềm toan, Suy thận cấp sau mổ và chấn thương, Tình hình GMHS Thế giới & Việt nam...", chỉ được gần gũi sơ giao vào các lần Thầy giúp sửa máy thở cho Khoa GM...

Đúng ngày 20/11/1986, Thầy giới thiệu Hội nghị GM thế giới họp tại Malaixia năm 84, về Gây mê & Dioxin..., cho Lớp chúng tôi, cho Hội GMHS TP và cả các Thầy thuốc mọi chuyên khoa tại ĐH YD TP; chúng tôi thì ngồi lẫn với các Thầy của các BM khác tại hội trường lớn; nội dung các bài dài, hay và Thầy miệng nói tay viết suốt buổi (làm gì có chiếu từ CPU như nay); cũng như mọi khi, chẳng bài nào thầy có giáo trình, toàn nhớ nằm lòng, nhưng nội dung và cách trình bày thật tuyệt vời, chỉ xin trính một câu nghe được từ Gs H - thuộc tầm 'cây cao bóng cả' nhất SG thuở đó: "Thật đúng là thầy của thầy!".

Vài năm sau, tôi được ra Đoàn 871 BQP để đi nước ngoài, do có đề tài, lại được thông qua Đề cương tại HVQY..., nên đã đến nhờ Thầy việc khó - là chứng hồ sơ để thành bs dân y! (do đi theo đường của Bộ Y Tế nên phải thế - nếu muốn chuyển làm đề tài); Thầy đã bằng uy tín của mình vừa giúp chứng nhận lý lịch cho thành Bs của Bv VĐ; lại còn bầy cách để khi ở nước ngoài làm gì để sống mà khỏi phải đi bốc vác, và nếu không có thầy cho đề tài này - thì làm đề tài nào khác... và những việc này, đến cha ruột cũng còn ngại, cũng còn khó làm được chu toàn đến thế! (và ai từng là học trò Thầy, thì đều biết rằng, dù chỉ mang một gói bánh nhỏ đến để cảm ơn thôi, cũng đã bị Thầy Cô la mắng rồi đấy !)...

Nhân ngày 20/11 năm nay, chỉ xin nêu 2 câu chuyện nhỏ như thế này, để tôn vinh, và thay cho hương thơm, thắp lên tưởng nhớ về một trong những người Thầy của chúng tôi - đó là Thầy TÔN ĐỨC LANG - Kính mong Thầy ở dưới 'suối vàng', luôn yên dạ là ở trên cõi đời này, còn có những đồng nghiệp và những học trò như chúng ta... 

Đà nẵng 20/11/2008 
Nguyễn Phúc Học
Picture
0 Comments

Cơ sở sinh học của “sinh-lão-bệnh-tử” ~ phát hiện Telomere, Telomerase (Nobel 2009) và cơ chế Autophagy (Nobel 2016).

18/10/2016

0 Comments

 
Giải Nobel Sinh lý học và Y học 2016 Trao tặng Yoshinori Ohsumi cho khám phá của ông về cơ chế cho autophagy (tự thực) – điều này rất liên quan đến Giải Nobel y học năm 2009 trao cho công trình phát hiện và giải mã vai trò bảo vệ ADN của telomere, telomerase và quá trình lão hóa tế bào. Trong công trình này, các nhà khoa học đã đưa ra câu trả lời rằng vấn đề cốt lõi nằm ở các đầu của chromosome ~ telomere và một enzym hình thành nên chúng ~ telomerase.                                                                                                                    (Tổng hợp: Bs Học - DTU)

Quá trình lão hóa tế bào
  • Lão hóa là quá trình trình tất yếu diễn ra trong cơ thể con người tạo nên tuổi tác già nua & cái chết. Tần thủy hoàng cũng như các vua chúa xưa đã dùng đủ cách cũng không thể sống mãi.
  • Nguyên nhân ~ tới nay, thuyết di truyền & thuyết gốc tự do được đánh giá là có tính khoa học nhất. Theo thuyết di truyền thì con người có sẵn trong các tế bào của mình một chương trình “già” có sẵn trong các "gen". Các gen hoạt động theo thứ tự, bất di bất dịch dẫn đến: sinh, lão, bệnh, tử. (đây là ‘kiểu gien’ & như thế có thể các nhận định của Tử vi, Tướng mạo là ‘kiểu hình’ giúp nhận biết phần nào điều này trong thực tiễn?). 
​
Các telomere
  • Các phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, mang gen của chúng ta được đóng gói thành các chromosome. Từ những năm 1930, các nhà khoa học đã phát hiện thấy ở động vật có vú, các đầu tận cùng của nhiễm sắc thể được bảo vệ bằng các telomere (theo tiếng Hy Lạp, telo ~ cuối, còn mere ~ phần: phần cuối), tức là những cấu trúc đặc biệt được hình thành bởi các chuỗi TTAGGG, Ở người các chuỗi lặp lại của telomere có từ 5.000 đến 15.000 base và chúng lặp đi lặp lại khoảng 2.500 lần. Telomere có nhiệm vụ bảo đảm sự bền vững của các chromosome, chống lại thoái hóa tế bào, chống lại sự tái tổ hợp sai lạc và có vai trò điều hòa gen. Nhưng chiều dài telomere trung bình giảm từ khoảng 11 kilobases khi sinh ra còn dưới bốn kilobases khi đến tuổi già, với tỷ lệ suy giảm trung bình của nam lớn nhiều hơn ở phụ nữ (có thể điều đó giải thích vì sao đa số nam giới thường chết sớm hơn nữ giới!).

  • Các tế bào sống của người bình thường không nhất thiết phải phân chia thường xuyên khiến các nhiễm sắc thể vẫn duy trì một chiều dài các telomere một cách tương đối nhưng nói chung đều có một đời sống có giới hạn. Thông thường tế bào chết đi sau 50-70 chu kỳ sao chép. Tuy nhiên, trong quá trình phân chia, một phần cuối của các chuỗi ADN lại không có khả năng sao chép được và vì thế sau mỗi lần phân chia, các nhiễm sắc thể đều bị ngắn đi do mất một số lượng ADN của telomere (khoảng chừng 50-100 base). Khi các telomere trở nên quá ngắn thì các nhiễm sắc thể sẽ kém bền vững, chúng không thể bám vào được màng nhân tế bào, bị dính vào nhau và có hình dạng kỳ dị. Hậu quả là các tế bào không thể phân chia được nữa (ví dụ mỗi lần phân chia giống như ta đi giầy với dây buộc bằng bấc, mỗi lần đi lại mất một đoạn đầu giây…).

  • Telomere rút ngắn đi ở người gây nên sự lão hóa, cơ chế này xuất hiện để ngăn chặn bất ổn định và phát triển của bệnh ung thư, ngăn các tế bào già nhân gen (của chúng) bằng cách hạn chế số lượng các tế bào phân chia. Tuy nhiên, các telomere ngắn lại làm giảm chức năng miễn dịch cũng có thể làm tăng tính nhạy cảm của bệnh ung thư. Nếu các telomere trở nên quá ngắn, các tế bào có thể phát hiện điều này như là tổn thương ADN và sau đó hoặc ngừng phát triển, dẫn đến tuổi già của tế bào (lão hóa ), hoặc bắt đầu lập trình tế bào tự hủy (apoptosis – giải Nobel 2016) tùy thuộc vào nền tảng di truyền của tế bào, khi tổn thương này không thể được sửa chữa trong các tế bào bình thường, các tế bào có thể đi vào quá trình apoptosis. Nhiều bệnh lão hóa liên quan đến các telomere ngắn lại. Cơ quan xấu đi khi ngày càng nhiều các tế bào của chúng chết đi hoặc lão hóa.

Enzym telomerase
  • Elizabeth Blackburn và Jack Szostak đã phát hiện ra một chuỗi ADN nhất định trong telemore chính là người lính bảo vệ cho nhiễm sắc thể không bị hao hụt và già cỗi. Tiếp theo nghiên cứu của Blackburn, Greider và Blackburn đã nghiên cứu xem cơ chế hình thành telomere diễn ra như thế nào và hai người đã phát hiện ra telomerase ~ một enzym (bao gồm cả RNA lẫn protein) có vai trò giúp các phân tử ADN sao chép toàn bộ nhiễm sắc thể mà không bị mất đi đoạn cuối cùng. Và họ khẳng định rằng telomerase sẽ chỉnh sửa lại quá trình phân chia tế bào, giúp tái sinh phần đầu của nhiễm sắc thể.
  • Thành phần ARN của telomerase trên người có chừng 445 nucleotid, trong đó các nucleotid 46-56 là vị trí gắn vào đầu cùng của telomere, và đó là khuôn để từ đó thêm vào các ADN của telomere.
  • Cơ chế bảo vệ telomere là enzym telomerase sẽ nhận dạng đầu cùng của telomere thông qua các hoạt động giữa telomere và cả 2 tiểu đơn vị hTR và hTERT của telomerase, nhận dạng xong thì thêm chuỗi sáu base TTAGGG của telomere, như vậy là kéo dài thêm một telomere và cứ thế tiếp tục.
 
Cơ sở di truyền của ‘già’, một số bệnh lý & những phương pháp điều trị mới
  • Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng giúp giải thích bản chất của tình trạng lão hóa. Điều này mở ra một khám phá của những phương pháp điều trị mới.
  • Telomere rất quan trọng cho việc duy trì tính toàn vẹn di truyền và nhiều Nghiên cứu quan sát thấy telomere ngắn lại trong nhiều bệnh ung thư: bao gồm cả tuyến tụy, xương, tuyến tiền liệt, bàng quang, phổi, thận, và đầu và cổ. Ngoài ra, những người có nhiều loại ung thư đã được tìm thấy có telomere bạch cầu ngắn hơn so với người khỏe mạnh.
  • Một số các yếu tố lối sống làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cũng đã được kết hợp với các telomere ngắn lại: bao gồm stress, hút thuốc lá, ít vận động và chế độ ăn nhiều đường tinh chế.
  • Chế độ ăn uống và hoạt động thể chất ảnh hưởng đến viêm và stress oxy hóa. Những yếu tố này được cho là ảnh hưởng đến bảo trì telomere.
  • Căng thẳng tâm lý cũng có liên quan đến tăng tốc lão hóa tế bào do giảm hoạt động của telomerase và telomere ngắn.
  • Người ta cho rằng một sự kết hợp của thay đổi lối sống, bao gồm cả chế độ ăn uống lành mạnh , tập thể dục và giảm căng thẳng, có tiềm năng để tăng chiều dài telomere, đảo ngược quá trình lão hóa tế bào, và làm giảm nguy cơ các bệnh lão hóa liên quan.
  • Trong một thử nghiệm lâm sàng gần đây cho giai đoạn đầu bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt, thay đổi lối sống toàn diện dẫn đến một sự gia tăng ngắn hạn trong hoạt động của telomerase và sửa đổi lâu dài trong chiều dài telomere.
  • Telomere bị gãy ~ là lời giải thích tại sao khả năng sinh sản tự nhiên giảm theo tuổi và phụ nữ cao tuổi hơn có nguy cơ sinh ra những đứa trẻ mang một số nhiễm sắc thể bị lỗi (chẳng hạn như trẻ mắc hội chứng Down) thậm chí ngay ở một độ tuổi ngang nhau sự khác biệt về độ dài telomere sẽ khiến những phụ nữ có telomere ngắn có thể gặp khó khăn nhiều hơn trong thụ thai.
  • Telomerase là enzyme tự nhiên thúc đẩy telomere kéo dài. Đây là hoạt động trong các tế bào gốc , tế bào mầm , nang lông, và 90 phần trăm của các tế bào ung thư, nhưng biểu hiện của nó là thấp hoặc không có trong các tế bào soma. Vì lý do này, telomerase được xem như là một mục tiêu tiềm năng cho các loại thuốc chống ung thư (như Geron 's Imetelstat hiện trong các thử nghiệm lâm sàng trên người và telomestatin ).
 
Tóm lại cơ sở sinh học của “sinh-lão-bệnh-tử” có thể nhìn từ phát hiện gen Telomere, men Telomerase (Nobel 2009) đã nêu trên và cơ chế tự thực Autophagy (Nobel 2016) trình bày trong bài báo liên quan. http://yduoc.duytan.edu.vn/vi-vn/truyen-thong/giai-nobel-sinh-ly-hoc-va-y-hoc-2016/
 
Tổng hợp chính từ:
  • Nobelprize.org và Telomere.net;
  • http://suckhoedoisong.vn/telomere-telomerase-va-giai-nobel-y-hoc-n9119.html;
  • https://tranbathoaimdphd.wordpress.com/2016/10/09/mun-co-the-lam-cham-lao-hoa/
  • https://en.wikipedia.org/wiki/Telomere
0 Comments

HÈ 2016 - ôNG BÀ NICE LƯỚT QUA THÁI VÀI HÔM.

28/7/2016

1 Comment

 
Going to known, going to learn, going to live together and going to be.
1 Comment

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC BẬC ĐẠI HỌC

7/6/2016

0 Comments

 
...
Về giáo dục đại học của các nước tiên tiến. Tùy theo mỗi quốc gia, nhưng đa số (chứ không phải tất cả ví dụ như Úc hay Canada các trường college có cả dạy trung học) thì từ university và college là đồng nghĩa với nhau. 

Trước khi đi vào các khái niệm college và university, thiển nghĩ nên làm sáng tỏ một số khái niệm về khoa học xã hội và tự nhiên (art and natural science). Thế giới quan niệm những ngành thuần túy khoa học tự nhiên (natural science) như toán, lý, hóa, sinh etc... là những ngành có tính định lượng. Chúng cân, đo, đong đếm được khi nghiên cứu. Còn những ngành không thể định lượng được hoặc dù có định lượng được, nhưng vẫn không thể chính xác như: giáo dục, kinh tế, nghệ thuật etc... là thuộc về khoa học xã hội (art science).

Không những thế, trong giáo dục đại học còn chia ra làm hai nhóm: khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng. Ta hãy cứ hình dung rằng các khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa, sinh etc... là những khoa học tự nhiên cơ bản cho khoa học ứng dụng đào tạo ra kỹ sư (enngineer), bác sĩ (Medicine doctor). Còn kinh tế là khoa học xã hội cơ bản dành cho khoa học ứng dụng trong kinh doanh. Nhưng khi đem kinh tế để ứng dụng vào cuộc sống thì sẽ có kinh doanh (businees) là khoa học ứng dụng cho kinh tế. Hai khoa học khác nhau, nhưng cái này là nền tảng cho cái kia. Cái là lý thuyết, còn cái kia là thực hành.

Cả hai college và university đều được dịch là trường đại học. College là trường đại học nhỏ, ít chuyên ngành và cấp bậc đào tạo chủ yếu là cử nhân (bachelor), mặc dù một số trường vẫn đào tạo cấp cao hơn, ví dụ như cao học (master). 

Còn university là trường đại học lớn đào tạo nhiều chuyên ngành, hay còn gọi là đại học nghiên cứu. Cấp bậc đào tạo cũng cao hơn, từ cử nhân, cao học đến tiến sĩ (doctor) và sau tiến sĩ (post-doctor) có kèm theo các trường ứng dụng (professional schools or colleges). Về mặt sơ khai, từ university có mặt từ thời con người còn ở chế độ tăng lữ quí tộc. Lúc đó, nhà thờ gắn liền với trường học và cai trị một quốc gia. Và để được gọi là university thì trường đại học đó phải có đủ ít nhất là 4 ngành cơ bản: thần học và triết học (theology & philosophy), luật (law), y khoa (medicine) và giáo dục (education). Sau này các universities được mở rộng ra thêm những trường cho khoa học ứng dụng (professional schools or colleges) để phục vụ thực tế nhu cầu khoa học vào cuộc sống. 

Cái lợi của các universities so với các colleges ở chỗ là có nhiều professional colleges - ví dụ: college of engineer, college of medicine, etc... - cùng chung với các trường đào tạo khoa học cơ bản. Trong khi các khoa học cơ bản là để nghiên cứu ra lý thuyết cơ bản, còn các trường ứng dụng thì làm sao các lý thuyết cơ bản ấy được áp dụng vào thực tế. Ở các universities có sự kết hợp nhuần nhuyển giữa nhà khoa học cơ bản với nhà khoa học ứng dụng. Tôi xin ví dụ: một bác sĩ y khoa than phiền rằng cần có những phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác với X quang, nhưng rõ ràng hơn và ít độc hại hơn X quang để khảo sát các cơ quan bệnh tật, thì mới có thể chẩn đoán chính xác các bệnh tật. Lúc đó, các nhà vật lý mới nghĩ ra việc đưa lý thuyết các sóng siêu âm và sóng truyền thanh (radio) vào để tạo năng lượng sóng thành năng lượng hình ảnh. Sau đó các kỹ sư, các nhà khoa học ứng dụng mới đưa vào chế tạo các máy siêu âm (ultasound), MRI (magnetic Resonance Imaging: chẩn đoán hình ảnh bằng cộng hưởng từ trường). Đây là một phát kiến trong đào tạo giáo dục bậc cao do nhu cầu thực tế cuộc sống đặt ra.

Từ đó, ta thấy các nước tiên tiến luôn có khuynh hướng tạo ra những universities để phục vụ cho việc nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng lý thuyết đó vào nhu cầu thực tế cuộc sống. Và cũng chính từ đó, nhu cầu đào tạo ở các đại học sản sinh ra làm 2 loại cử nhân: BA (bachelor of art) chuyên cho nghiên cứu khoa học cơ bản và BS (bachelor of science) chuyên ứng dụng lý thuyết cơ bản để làm ra sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống. 

Các BA có thể tiếp tục học thêm thành MA (master of art) để nâng nghiên cứu lý thuyết và tiến đến tiến sĩ khoa học: PhD (Philosophy doctor) tìm ra những lý thuyết mới mà nhân loại chưa tìm thấy. Còn bên ngành ứng dụng, các BS(bachelor of science) sẽ tiếp tục học thêm để thành MS (master of science) để đưa lý thuyết đã có thành những thành quả ứng dnụg cho cuộc sống. Cả bốn BA, BS, MA và MS đều có thể "học" tiếp thành tiến sĩ khoa học (PhD) hoặc sau tiến sĩ khoa học (post doctor). Thực chất của các chương trình sau cử nhân là nghiên cứu hoặc ứng dụng thực hành. Nên nói là "học", nhưng không phải là học mà là tự học, tự nghiên cứu khoa học cơ bản hoặc khoa học ứng dụng. Giáo sư hướng dẫn chỉ là người chỉ hướng đi và kiểm tra tiến độ nghiên cứu hoặc ứng dụng mà thôi. Khi nghiên cứu xong một lý thuyết cơ bản hoặc một ứng dụng cơ bản vào cuộc sống người nghiên cứu đó mới là người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình. Giáo sư hướng dẫn cũng không thể sánh bằng!

Hầu hết (chứ không phải tất cả) các trường ứng dụng (professional schools or colleges) đều là trường sau đại học (graduated schools) yêu cầu các thí sinh muốn vào học phải trải qua 4 năm ở một bằng cử nhân khoa học (bachelor of art or science). Ví dụ: trường luật muốn vào học phải có bachelor of art. Trường y muốn vào học phải có bachelor of science, etc... Và các trường này là đào tạo bậc sau đại học chứ không phải đại học. Bằng cấp của các trường này là hoặc là cao học hoặc là tiến sĩ tùy theo mục tiêu của người học và mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Và cũng qua đó, chúng ta thấy trước thời kỳ đổi mới 1986, và hiện nay hầu hết các trường đại học của nước ta chỉ là những colleges, chưa phải là universities. Cho nên sức ỳ đưa lý thuyết đã được nghiên cứu đi và thực tế cuộc sống quá lớn. Hầu hết các nghiên cứu khoa học của các ngành khoa học ứng dụng làm xong rồi nằm trong thư viện hoặc trong một ngăn kéo nào đó đến mốc meo. Hoặc có nghiên cứu nhưng chỉ là nghiên cứu vì phong trào mà không đáp ứng cho nhu cầu thực tế cuộc sống. Và xã hội ta chỉ có những bác nông dân đồng thời là những kỹ sư cơ khí, đồng thời là nhà sinh học tạo ra những máy móc và giống vật nuôi cây trồng cho hiệu quả cuộc sống. Các nhà hàn lâm chỉ biết ngồi bàn giấy và mất thời gian vì chuyện phím ở các quán bia hơi.

Từ ngày đổi mới, cựu phó thủ tướng Nguyễn Khánh, sau khi tham quan các universities của các nước tiên tiến đã mang ý tưởng về thành lập các đại học quốc gia cho giáo dục bậc cao của Việt Nam. Đây là một ý tưởng tốt. Thế nhưng, vẫn còn nhiều sự hiểu nhầm các khái niệm về bằng cấp và các khái niệm mà tôi đã nhắc ở trên của bài viết này. Hậu quả là các bác sĩ phải đi học lại cao học. Ở các nước tiên tiến, khi đã tốt nghiệp BS y khoa, nếu muốn làm việc thêm ở các viện nghiên cứu hay trường đại học thì bác sĩ y khoa đó có thể đăng ký làm  MS hoặc PhD của một ngành khoa học cơ bản như sinh học, sinh hóa, sinh lý,  etc... Và chỉ có những BS(bachelor of science), MS  hoặc PhD các ngành khoa học cơ bản mới nộp hồ sơ vào học MD (Medicine Doctor) và ngược lại, các BA, BS, MA, MS và kể cả MD làm hồ sơ để bảo vệ PhD cho các ngành khoa học cơ sở cho y học và các chuyên ngành khác. Trong khi ở nước ta lại tréo ngoe là đã tốt nghiệp bác sĩ y khoa là nghiễm nhiên là tiến sĩ y khoa, nhưng phải đi học lại cao học y khoa (còn gọi là thạc sĩ y khoa) mà không phải là một cao học của khoa học cơ sở để phục vụ nghiên cứu và giảng dạy. Trong tất cả các bằng cấp về khoa học ứng dụng, chỉ duy nhất bằng bác sĩ là tiến sĩ. Tất cả các bằng tiến sĩ khoa học khác đều là tiến sĩ cho khoa học cơ bản, tìm ra nền tảng lý thuyết cho ứng dụng vào thực tế nhu cầu cuộc sống.

Tiến sĩ khoa học cơ bản (PhD) là chứng chỉ khoa học để dùng làm nghiên cứu và giảng dạy. Tiến sĩ không hoặc rất ít dùng để làm việc trong cuộc sống đời thường như ở ta. Vì PhD là tiến sĩ khoa học cơ bản tìm ra cái mới, nhưng nhiều khi cái mới chỉ rất nhỏ ít có giá trị thực tế cuộc sống. Có lẽ vì thiếu hiểu biết như thế nên ở ta lạm phát bằng cấp và có chuyện mua bán bằng tiến sĩ giấy khá phổ biến như lâu này?

Còn tiến sĩ khoa học ứng dụng (MD) là tấm bằng duy nhất tiến sĩ bên thực hành. Nó chủ yếu là chứng nhận trong lúc đi học y khoa người học đã phải trải qua một thời gian dài thực tế lâm sàng thăm khám và chữa bệnh trên thực tế lâm sàng. Nó có giá trị về mặt làm việc dưới một kho kiến thức đầy ắp của khoa học cơ bản y học đã được nhân loại đúc kết qua hàng nghìn năm. Và có lẽ không có một ngành đào tạo nào mà có thời gian thực hành nhiều bằng trong đào tạo y khoa. Không thể đem so sánh PhD với MD trong cương vị bằng cấp được. Và cũng không thể chối cãi là MD không giá trị rồi đi tạo ra cái bằng mới là cao học y khoa lớn hơn cái tiến sĩ y khoa như ở ta lâu nay.

Với bài viết này, mong các bạn có kiến thức tốt hơn đóng góp ý kiến để nó hoàn thiện, để góp phần soi sáng tầm nhìn vĩ mô cho ngành giáo dục bậc đại học nước nhà trong cơn bĩ cực vì thiếu hiểu biết. Tôi sẽ tiếp tục phần hai về giáo dục đại học Việt Nam và một số bất cập. Năm mới chúc mọi người tìm thấy những trăn trở về giáo dục của mình mà chưa có lời đáp trong thời gian qua.

Nguồn
0 Comments

TỔNG HỢP VÀI ĐIỀU VỀ Y ĐỨC (Sưu tầm)

15/5/2016

0 Comments

 
tỔng_hỢp_vỀ_y_ĐỨc.doc
File Size: 85 kb
File Type: doc
Download File

Y đức là cách cư sử hợp đạo lý
Behave: cư xử, ứng xử, hành xử
Behavior: cư xử, hành vi
 
"Đức là cách cư sử là thái độ tốt đẹp hợp với đạo lý Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín là năm đức căn bản  ~  ngũ thường" (Trích Từ Điển Tiếng Việt); người làm nghề y phải thêm một đức nữa là "Y đức" đức đó là cách cư sử với nhau và với người bệnh sao cho tốt đẹp hợp đạo lý!.
 
Đạo lý
 Đạo lý, hay nguyên lý đạo đức, luân thường đạo lý, đạo làm người, nhơn đạo, đạo nghĩa, nghĩa lí là những cái lẽ hợp với khuôn phép, đạo đức (moral) ở đời.
Đạo làm người hay Nhơn đạo luôn lấy các đức tính sau đây làm khuôn vàng, thước ngọc. Đó là 15 đức tính, như: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín (Ngũ thường), trung, hiếu, để, liêm, sỉ, trinh, và công, ngôn, dung, hạnh (Tứ đức).
  1. NHÂN: là lòng thương người, mà còn là lòng từ bi đối với vạn vật, và luôn quý trọng sự sống.
  2. NGHĨA: là làm việc thuận theo lẽ phải, có trước có sau, có thủy có chung; và luôn không quên ơn người từng cưu mang hay giúp đỡ mình dù là một việc nhỏ nhất bằng tinh thần hay vật chất một cách chân chính. Ngoài ra, "nghĩa" còn có nghĩa là thấy người hoạn nạn, nguy hiểm, … thì tự nguyện giúp đỡ không điều kiện, chính là nghĩa cử cao đẹp vậy.
  3. LỄ: là sự cung kính thật sự, biết vâng lời người bề trên một cách chân chính, nếu bề trên lỡ không làm vừa ý mình thì cũng không được vô phép, mà phải khéo léo, nhẹ nhàng trong lời nói, có được như vậy mới gọi là lễ độ.
  4. TRÍ: là sự sáng suốt. Bởi vậy chữ "trí" được phân ra 2 loại: * Trí tuệ: tức khôn ngoan (sage), * Trí xão: tức ranh ma (malin).
  5. TÍN: là sự tin tưởng, còn gọi là uy tín hay tín nhiệm. Tuy nhiên, không nên nhẹ dạ cả tin. Chữ tín ở đây có nghĩa là: "khi ta hứa với ai điều gì, thì mình phải nhớ lời hứa ấy, và hãy gắng thực hiện cho bằng được", không nên hứa với ai điều chi rồi lại thất tín, đôi ba lần trở thành bội tín, hoặc tráo trở. Đó là một việc tội lỗi, trừ phi vì lẽ gì đó (quá bận rộn chẳng hạn) mà ta quên thì phải xin lỗi người và tái thực thi lời hứa ấy.
  6. TRUNG: là sự trung thành, trung hòa, trung dung, hay trung thứ… có nghĩa là không thiên hữu, mà cũng chẳng thiên tả; không vì thế lực, giàu có mà phải a dua, nịnh bợ; không vì nghèo khó, thế cô mà lại xem coi thường, khinh rẽ. Thông thường chữ "trung" thường được dùng để nói đến: trung với tổ quốc, trung với thầy cô, trung với bạn bè, … và thành thật với mọi người, trừ phi đối với những kẻ ác độc, xấu xa thì giữ kín trong lòng đừng lộ ra cho họ biết, mà nguy hiểm đến mình.
  7. HIẾU: là sự hiếu thảo đối ông bà, cha mẹ của cuộc đời thường, là người thì phải luôn nhớ ơn hai Đấng Cha Mẹ sinh ra nòi giống của mình (dân tộc VN có Cha LẠC-LONG-QUAN * Mẹ ÂU-CƠ).
  8. ĐỄ: là cách thuận hòa, êm đẹp trong mối quan hệ giữa anh chị em, hoặc bạn bè hay đối tác … để có kết quả thơm thảo với nhau. Từ việc cá nhân, gia đình, đến xã hội, quốc gia dân tộc đều phải nên thuận thảo với nhau, gọi là đoàn kết, tiến đến đại đoàn kết thì mới có được sức mạnh tổng hợp đi đến thành công, rồi đại thành công, tức là nhờ sự thuận thảo (không đối nghịch) vậy.
  9. LIÊM: là không tham lam, là trong sạch, của phi nghĩa không dùng, tuyệt đối không buôn bán, tàng trữ, hay bao che cho những kẻ xấu làm điều phi pháp dù việc đó có siêu lợi nhuận. Lợi lộc nào mà do chính sức lao động của mình làm nên thì xứng đáng được thụ hưởng; ngược lại tài sản do người khác làm nên mà chiếm đoạt là kẻ bất lương, thì làm sao liêm chính, liêm khiết được.
  10. SỈ: là sự tự trọng, nếu lỡ làm việc gì sai thì phải nhận lỗi và biết phục thiện, có nghĩa là không tái phạm việc lỗi ấy nữa. Nếu không biết tự trọng tức là không biết xấu hổ. Trong đời sống xã hội, cũng có hạng người có lỗi, hoặc có tội nhưng vẫn cố ý, không ăn năn, hối cãi mà còn đổ trút việc xấu xa hoặc phi pháp cho người khác. Đó là loại gian ác vô liêm sỉ vậy.
  11. TRINH: là sự trong trắng, là trinh tiết. Phụ nữ có chồng thì phải tùng chồng, nếu chồng có bận việc nước non, hoặc đi làm ở phương xa thì người vợ phải giữ gìn ý tứ, nết na, còn gọi là băng trinh.
  12. CÔNG: tức là việc làm, mà hễ muốn có việc làm ổn định thì phải có nghề nghiệp chuyên môn. Có làm được như vậy thì năng suất lao động của mình bỏ ra là quí giá, nhất là về phương diện thời gian và tài chính, sẽ không ỷ lại vào tài sản, của cải của người khác. Và chỉ có kẻ không chịu khó làm việc, ngồi mát ăn bát vàng hay ăn không ngồi rồi, chính là kẻ xấu, bọn bất lương vậy.
  13. NGÔN: là lời nói, khi mở miệng ra thì người thương kẻ mến, có nghĩa là khi muốn nói một câu gì thì phải cân nhắc, kỹ lưỡng, tránh mất lòng người khác; ngoại trừ những kẻ xô bồ, không biết nghe lời hay lẽ phải.
  14. DUNG: là nét đẹp. Làm đẹp (trang điểm, ăn mặc, …) một cách nhẹ nhàng khi tiếp xúc với mọi người là tôn trọng chính mình, tức dung nhan tự nhiên, có nghĩa không diêm dúa, lố lăng, lãng phí, là dung vậy.
  15. HẠNH: tức là nết na, hễ dung là nét đẹp ở bên ngoài thì hạnh là cái nết tốt ẩn bên trong. Có câu: "cái nết đánh chết cái đẹp", nghĩa là có người ngoại hình thật là diễm kiều, lộng lẫy nhưng tánh nết không đàng hoàng, thì cái đẹp ấy vẫn không có giá trị, đó là trơ trẽn.
 
 
Trăm năm dạy ứng xử nghề nghiệp ở đại học Y Hà Nội
 Trên 100 năm tồn tại, trường Y Đông Dương - nay là đại học Y Hà Nội - có hai cách dạy ứng xử nghề nghiệp cho sinh viên, xuất phát từ hai quan điểm khác nhau.
       1- Quan điểm coi nghề y là một nghề nhân đạo trong mọi xã hội. Đó là trị bệnh cứu người, không phân biệt giàu - nghèo, sang – hèn…
       2- Quan điểm coi nghề y phục vụ đường lối. Trước kia, thầy thuốc phục vụ vua quan, tư bản, nay hoj phục vụ nhân dân, chủ yếu là công-nông-binh.
 
 Phần 1. Về quan điểm nhân đạo của y học
  Liệu nghề y có là nghề cổ nhất, do vậy mà sớm nhất có lời thề?
 
Con người xuất hiện cùng bệnh tật. Từ trước đó, Thượng Đế vạn năng đã hoá thân thành thầy thuốc để cắt xương sườn Adam, đặng tạo thành Eva. Có 2 con người, lập tức có trao đổi. Xã hội tự cấp sẽ tiến tới trao đổi hàng hoá, xuất hiện thị trường. Thời đồ đá, đã có tiền bằng vỏ sò.
 
Lời thề Hippocrate, trải 2500 năm đến nay đã thay đổi hoàn toàn cho hợp với cơ chế thị trường. Ví dụ, lời thề đọc ở trường Y Đông Dương có câu: Tôi thề chỉ lấy thù lao bằng đúng công sức tôi đã bỏ ra. Nó thể hiện quan hệ công bằng - đặc trưng của một thị trường lành mạnh. Dù thay đổi đến đâu, chung quy lời thề thầy thuốc vẫn là lời thề nghề nghiệp, tuân theo 2 nguyên tắc: a) chỉ gồm những hành vi nghề nghiệp mà thầy thuốc buộc phải làm hoặc buộc phải tránh; b) nó chỉ viện dẫn các bậc tổ nghề mà không viện dẫn các vĩ nhân ngoài nghề. Phần dưới sẽ nói rằng “lời thề” gần đây nhất của trường này không đáng được gọi là lời thề nghề nghiệp vì vi phạm hai nguyên tắc trên.
  
Trường Y Đông Dương
 Năm 1902 người Pháp mở trường Y cho cả xứ Đông Dương, nhưng đặt ở Hà Nội - mà không phải Sài Gòn như dự kiến – vì một mục đích là dùng văn hoá khoa học Âu Tây xoá dần ảnh hưởng của Nho Học đã bén rễ sâu nhất trong xã hội Bắc Kỳ  (đề xuất của Tiểu ban tư vấn do tiến sĩ Henaff đứng đầu)
 
- Tại sao mở trường Y mà không phải trường khác? Vì học xong, sẽ có việc ngay và sẽ gần dân – liên quan tới mục đích nói trên. Xưa nay, dù nghề gì thì mục đích số 1 vẫn là kiếm sống, qua đó mà  phục vụ xã hội. Nhưng người Pháp nhận ra, nghề y ở xứ nông nghiệp dễ được người dân tìm đến nhất. Vẫn biết, người bệnh phải trả công, nhưng trong lời thề khi ra trường, có hai nội dung đáng chú ý:
1) Ưu tiên bệnh nặng mà không ưu tiên địa vị xã hội… và:
2) Chữa miễn phí cho người nghèo. Do vậy, thầy thuốc khó mà xa dân. Đã vậy, Quy Chế còn nhắc: khi ra trường “phải làm việc ba năm ở miền núi”. 
 
Vì sao nghề y (và một số nghề khác) phải có lời thề nghề nghiệp?
- Một số nghề dễ chiếm được lòng tin mà người hành nghề có thể lợi dụng để mưu lợi bất chính. Người bệnh tin thầy thuốc tới mức phó thác cả sức khoẻ, sinh mệnh và sẵn sàng phô bày cả thân thể, tâm trạng. Khốn nỗi, pháp luật cho tới nay vẫn chưa đủ trình độ phát hiện những sai phạm do lợi dụng lòng tin của một số nghề. Sự thiếu sót này được khắc phục - nhiều hay ít - bằng lời thề nghề nghiệp. Trong khi đó, nghề kinh doanh không cần thề “không cân điêu”.. vì pháp luật và người tiêu dùng có cách phát hiện sự gian trá đó.
- Do vậy, lời thề sẽ giảm hoặc mất tác dụng nếu niềm tin trong xã hội suy giảm.
- Vài nghề khác cũng có lời thề: Nghề xử án, nghề quân nhân.
 
Thực tế dạy ứng xử nghề nghiệp trước 1945
Đó là thứ đạo đức phi giai cấp, phi ý thức hệ, với tính nhân đạo chung chung, sau này rất bị phê phán khi chỉnh huấn. Trường Y xưa có nhiều cách dạy theo quan điểm này.
 
- Đọc Lời Thề
Quan trọng, nhưng chỉ là một tiết mục trong buổi lễ phát bằng ngắn ngủi. Lời thề đã khác xa nguyên bản thời Hippocrate vì đã cách nhau gần 2500 năm.
Sau 1945, trường Y Hà Nội bỏ thủ tục “thề bồi”. Do vậy, đến nay những người vừa rưng rưng lệ, vừa bàn tay trái đặt lên ngực, còn cánh tay phải giơ lên tuyên thệ… không ai còn sống nữa, nhưng một số điều trong lời thề có lẽ vẫn được dân Việt hôm nay tha thiết mong thành hiện thực.
  Ví dụ: Tôi xin thề chỉ lấy thù lao bằng đúng công sức mà tôi đã bỏ ra. Nó giúp duy trì lương tâm nghề nghiệp. Nội dung khác: Tôi chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Nó hạn chế cái quan hệ lạnh lùng “tiền trao, cháo múc. Và nữa: Tôi nguyện đem mọi năng lực và phương tiện trong tay làm những đều có ích nhất cho bệnh nhân. Nó thể hiện trách nhiệm đặc trưng của nghề…
 Không phải vị thầy thuốc tân khoa nào cũng nhớ suốt đời những nội dung quan trọng nhất của lời thề. Cụ Vũ Công Hoè ra trường 1936 nhưng gần nửa thế kỷ sau được hỏi lại, thì… “chỉ còn nhớ láng máng”. Có thể do cụ Hoè cả đời không trực tiếp chữa bệnh, mà chỉ cặm cụi nghiên cứu trên các tử thi. Tuy nhiên, cụ lại rất nhớ thầy Lucas Championnière đã giảng rất hay về cách ứng xử hợp đạo đức. Vị thầy này cứ đặt ra những tình huống éo le và hỏi học trò: Nếu gặp trường hợp như vậy, các anh sẽ ứng xử thế nào… Sinh viên phải vận dụng lý thuyết đã học (môn Quy Chế Hành Nghề) để trả lời. Hoá ra, cách dạy case study hiện nay chưa phải sáng tạo gì ghê gớm.
 Như vậy, ngoài đọc lời thề (tới tận cuối khoá học mới có dịp thực hiện) thì vấn đề là hàng ngày sinh viên đã học gì và các thầy đã nêu gương thường nhật ra sao... 
 
 - Điều nay dễ hiểu lầm
Trường không có môn lý thuyết “Đạo Đức”, kể cả “Đạo Đức Y Học”. Đạo đức nghề nghiệp chỉ thể hiện ở cách ứng xử, mà không ở chỗ thuộc làu làu lý thuyết. Không có vị đạo cao đức trọng nào dùng cách nói thao thao: “anh phải thế này”, “anh nên thế khác”… mà sinh viên trở thành nhà đạo đức. Tuy nhiên, có một môn được dạy: môn Quy Chế Hành Nghề (Deontology), vừa lý thuyết, vừa thực hành. Các cựu sinh viên cho biết: Chỉ các GS kỳ cựu nhất mới được cử ra “kiêm” dạy môn này, ví dụ GS  Sollier (chuyên khoa Tai-Mũi-Họng); nhưng GS Vũ Công Hoè lại nói, từng học môn này từ vị thầy khá trẻ: Lucas Championnière. Đó là môn dạy hành xử sao cho phù hợp quy chế, pháp luật và đạo đức thầy thuốc.   
 
  - Những “người muôn năm cũ”.
Trường Y Đông Dương mở trước khi có bậc trung học, thí sinh trẻ nhất được tuyển mới có 15 tuổi (ví dụ, Phạm Đình Minh, sinh 1887, ở số 100 phố Hàng Gai, hoặc Trần Đình Huy, sinh cùng năm, số 41 Hàng Bạc) chưa có đủ kiến thức cơ bản cần thiết. Họ phải bổ túc Toán, Hoá, Sinh, Pháp văn… Ra trường, với danh hiệu “y sĩ Đông Dương”, hưởng lương như cao đẳng, phụ trách y tế cả một tỉnh và dứt khoát phải làm việc 3 năm ở miền núi (Trần Đình Đệ lên Hoà Bình; Đỗ Xuân Hợp lên Yên Bái, Martin lên Phú Thọ…). Phải 30 năm sau mới có đủ tú tài để trường này chuyển sang đào tạo bác sĩ.
 Thập niên 50 của thế kỷ trước, y sỹ Đông Dương của những khoá muộn nhất (ra trường từ 1922 tới 1930), chỉ còn sót lại 41 vị. Thời xa lắc đó, trong lễ tốt nghiệp nhiều vị còn mặc quốc phục (áo dài, khăn xếp) dáng dấp như những cụ lang.
  Điển hình là các cụ Vũ Đình Tụng (bộ trưởng Thương Binh), Nguyễn Kính Chi (thứ trưởng Y Tế), Trần Văn Lai (Đốc Lý Hà Nội), Nguyễn Đức Khởi (giám đốc Y tế Hà Nội), Hoàng Sử (thầy thuốc hoàng gia, sau là chủ nhiệm Bộ Môn X-quang), Đỗ Xuân Hợp (chủ nhiệm bộ môn Giải Phẫu)… Sinh viên Lê Văn Khải khi thực tập ở tỉnh Hoà Bình, đã mô tả cụ Trần Đình Đệ có phong cách như nhân vật Lỗ Túc (thời Tam Quốc).
 Ngạc nhiên là năm 1955 khi một số vị y sỹ Đông Dương về trường dự sát hạch để được công nhận bác sĩ, họ vẫn có những nét chung rất dễ nhận ra, cứ như đúc từ cùng một cái “khuôn đạo đức” vậy. Đó là tác phong đĩnh đạc; tính cách đôn hậu, nói năng khúc chiết, ôn tồn…
 
- Tấm gương từ những ông thầy
Các thầy Pháp sang Việt Nam đều hoàn toàn tự nguyện, vì:
    1) vẫn hưởng lương “chính quốc”, lại thêm phụ cấp 100%; và do vậy lương họ cao gấp 4 hay 6 lần lương một bác sĩ Việt Nam (ăn lương “thuộc địa”).  
    2) bệnh tật nhiệt đới phong phú, rất sẵn đề tài để nghiên cứu.
 Dễ hiểu, họ không cần khám tư, không ham làm quan, mà chỉ hăm hở nghiên cứu. Về sau, nước Pháp đặt thêm tấm bằng “trên tiến sĩ” (ta dịch là “thạc sĩ y khoa”) thì rất nhiều thầy trường này đã kịp có đủ công trình đáp ứng. Tất nhiên, điều này có lợi cho cá nhân (công danh, sự nghiệp). Nhưng việc áp dụng thành tựu nghiên cứu của họ vào thực tiễn thì dân ta hưởng tất. Không thầy nào tỏ ra kỳ thị chủng tộc, khi thấy sinh viên tôn trọng và biết ơn mình, xuất phát từ một truyền thống lâu đời chứ không phải chỉ do xã giao. Có những thầy lấy vợ Việt Nam, như Le Roy des Barres, dạy từ 1902, sau này là ân nhân của BS Hồ Đắc Di. Có lẽ công ơn lớn nhất của họ là đào tạo ra thế hệ danh nhân y học hiện đại cho Việt Nam: Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Văn Chung… Đi trên phố Tôn Thất Tùng, mấy ai nhớ tới các thầy của vị danh nhân này?
  Giáo dục Đông Dương trước 1945 đương nhiên theo mô hình Pháp. Học 3 năm đại học sẽ thành cứ nhân. Học 6 năm, có bảo vệ luận án, được cấp bằng tiến sĩ (ngành y gọi là bác sĩ). Bác sĩ Đặng Văn Ngữ lĩnh 100 đ/tháng, trong khi cử nhân Đào Văn Tiến lĩnh 60 đồng (tương đương 10 và 6 lạng vàng). Các thầy Pháp đều phải có bằng tiến sĩ – bác sĩ - do đại học Y Paris cấp. Năm 1902, trường có 6 tiến sĩ dạy cho 15 sinh viên. Tỷ lệ thầy - trò này đến nay vẫn là quá lý tưởng. 
 Những sự thật nói trên có thời được sinh viên trường Y Hà Nội “vận dụng” trong những đợt chỉnh huấn, để lên án các ông thầy người Pháp là “bọn” bóc lột (lương cao quá), vô chính trị (coi “chuyên” hơn “hồng”) và cá nhân chủ nghĩa (chỉ ham bằng cấp)…
 
- Vài cá tính của các GS Pháp thập niên 30 được sinh viên nhớ lâu
     Lucas Championnière có ông nội sáng lập một tạp chí y khoa, có cha là viện sỹ, bản thân ông tự nguyện sang Đông Dương để đào tạo, mà không vì thu nhập. Do vậy, rất được sinh viên yêu kính về phẩm chất và khâm phục về chuyên môn. Ông dạy Ngoại Khoa, và dạy cả môn Quy Chế Hành Nghề. Ông mất ở Việt Nam vì một bệnh nhiệt đới, được sinh viên thương xót tiễn đưa về tận Hải Phòng (thi hài đưa về Pháp). GS Hoè coi ông này là Yersin thứ hai của trường.
     Henri Coppin rất giỏi về các bệnh lây, nhưng cũng mất sớm vì lây bệnh.
     Naudin thương cả sinh viên lẫn bệnh nhân. Hồi đó, đồng bào ta đói ăn, rét mặc (tuy không có bệnh) nhưng vẫn được sinh viên cho nhập viện để được ăn mỗi ngày 2 bữa cơm đạm bạc, nhưng miễn phí. Khi thầy khám, không phát hiện bệnh gì, sinh viên đành thú thật: cho vào viện để… cứu đói. Thầy liền đọc to câu danh ngôn y học: Kết luận một con người hoàn toàn không có bệnh là điều khó nhất của y học (ý nói, ai cũng có bệnh). Các anh theo dõi, khám cho kỹ, thế nào cũng tìm ra một tên bệnh để ghi vào bệnh án cho “hợp lệ”.
     Sollier rất hay gắt với sinh viên và bệnh nhân, kể cả khi vợ ông tới khám. Ông ghét tác phong luộm thuộm của sinh viên và ý thức phòng bệnh kém của người bệnh. Tuy nhiên, với sự trong sáng và tính tình thẳng “ruột ngựa” ông vẫn được cử dạy môn Quy Tắc Hành Nghề. Gia đình ông gồm bà vợ và 5 cô con gái nổi tiếng là ngoan đạo, rất chăm đi lễ nhà thờ.
     Polidori dạy môn Nhi Khoa. Khi khám bệnh ông không bắt bà mẹ ra ngoài (vì đứa trẻ khóc rất dữ trước “ông Tây”) mà cứ để bà ta bế con, dù điều này trái quy chế. Ông khám bệnh rất tỉ mỉ và phát hiện nhiều triệu trứng ẩn giấu khiến những sinh viên khám trước phát hoảng…
 
Phần 2. Dạy quan điểm, đường lối trong ứng xử nghề nghiệp
 
Ban đầu, vẫn theo nếp cũ
 Trong 13 giáo sư đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà - công bố tháng 1 và tháng 10-1955 - có 11 vị thuộc ngành Y (1 ở ngành Dược và 1 ở ngành Toán). Điều này không khó hiểu, nếu biết rằng năm 1935 trường này đã làm lễ tốt nghiệp cho khoá tiến sĩ đầu tiên, trong khi các trường khác chỉ đào tạo cử nhân. Các vị này cùng tất cả các vị lão thành khác của ngành Y (tốt nghiệp trước 1945) đều hấp thu đạo đức y học “phi giai cấp” dưới thời thuộc Pháp.
Khi theo cụ Hồ đi kháng chiến (1946), họ hành xử nghề nghiệp và đào tạo sinh viên cũng theo tinh thần ấy, kết hợp thêm tinh thần yêu nước. Trong kháng chiến chống Pháp, sinh viên y năm thứ 3, 4 và 5 đã mặc áo lính, phụ trách quân y cấp tiểu đoàn, trung đoàn và đại đoàn. Mỗi năm họ chỉ được về trường ít tháng để học, do vậy họ rất biết cần học gì. Ứng xử nghề nghiệp không thể dạy thành bài riêng, mà được lồng vào các bài giảng chuyên môn kèm những ví dụ thực tế - trong đó bản thân các thầy và các vị đàn anh là những tấm gương sống động.
 
1952: Bắt đầu giáo dục quan điểm Công-Nông
  Mục đích, để sinh viên y khoa thấy rõ, từ nay người chủ đất nước là Công, Nông. Trường này là của công nông, dành cho công nông. Đó là nơi Công Nông được “trí-thức-hoá”, đặng lãnh đạo cách mạng. Thành phần tuyển sinh sẽ thay đổi cơ bản. Còn trí thức, trước đây phục vụ giai cấp thống trị, nay vẫn được đảng sử dụng. Họ phải tự thấy vinh dự được phục vụ công nông và qua đó mà tự cải tạo lập trường, quan điểm.  Với mục đích này, từ nay các thầy chuyên môn mất hẳn vai trò dạy ứng xử nghề nghiệp, nhường vị trí này cho các thầy dạy Chính Trị.
 - Quan điểm mới được quán triệt từ năm 1953, khi trường tham gia cải cách ruộng đất - trước đó là một đợt chỉnh huấn, chuẩn bị tư tưởng. Mỗi người, cả thầy lẫn trò, đều tự kiểm điểm và nêu quyết tâm gột bỏ mọi tư tưởng sai trái. Lớp trẻ nhiệt huyết với lý tưởng Cộng Sản đã tự đề ra quyết tâm: Trí thức phải “công-nông hoá” triệt để.
- Tiếp đó, là liên tục các đợt chỉnh huấn khác: dịp tiếp quản Hà Nội (để đề phòng tiêm nhiễm tư tưởng tư sản), dịp đấu tranh chống Nhân Văn – Giai Phẩm (chống tự do kiểu tư sản), hoặc dịp xác định trường đại học Y là một pháo đài XHCN…
- Dẫu vậy, ngày 27-2-1955 cụ Hồ gửi thư cho ngành y tế (lạ một điều), Cụ không nhắc tý gì tới quan điểm giai cấp, mà chỉ nhấn 2 điều: Đoàn kết hơn nữa; và phải “biết đau cái nỗi đau của người bệnh”. Khẩu hiệu Cụ nêu: Thầy thuốc giỏi phải như mẹ hiền. Như vậy, hai vế mà một bậc danh y Trung quốc đề ra (nói về Tài và Đức thầy thuốc: Lương y như luơng tướng và Lương y như từ mẫu) cụ Hồ chỉ dùng vế thứ hai. May thay, chính nhờ vậy, sinh viên y (thuộc giai cấp tiểu tư sản) tuy một mặt phải phấn đấu về quan điểm, lập trường để được coi là con em Công Nông, nhưng mặt khác vẫn được phép tu dưỡng y đức để trở thành mẹ hiền của bệnh nhân, trước hết là bệnh nhân công-nông.
 
Tăng cường học Chính Trị
 - Lập trường vững vàng sẽ đương nhiên sinh ra cách ứng xử phù hợp với bệnh nhân – đa số là công-nông.  
Chương trình mới (năm 1958) đã dành tới 1/6 thời gian để sinh viên rèn Chính Trị. Trên thực tế, cách gì cũng không thực hiện nổi cái chương trình đó - kể cả mỗi năm dành ra 1- 2 tháng đưa sinh viên về nông thôn và vùng mỏ để “học tập công nông”. Trong khi đó, các môn y học bị cắt giàm tối đa. Kế hoạch đào tạo bác sĩ chỉ cần 4 năm mới thực hiện một năm đã phá sản. Rốt cuộc, từ 1962 lại quay về quy định của bộ Đại Học: môn Chính Trị được sử dụng 12% thời gian khoá học 6 năm.
- Thi tốt nghiệp: Từ 1959, sinh viên không cần luận án tốt nghiệp, mà thi 2 môn: Chuyên môn và Chính Trị (hồng), trong đó “hồng” quan trọng hơn “chuyên”.
 
Phương châm y tế
 Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch đề ra 5 phương châm y tế, được quán triệt rất kỹ trong toàn ngành. Câu chữ theo thời gian có thể thay đổi, nhưng nội dung cơ bản vẫn vậy (y tế phục vụ công-nông-binh, phục vụ sản xuất và chiến đấu; đi đường lối quần chúng; phòng bệnh hơn chữa bệnh; kết hợp Đông-Tây y…). Trường Y Hà Nội vận dụng bằng cách: lập ra bộ môn Đông Y, tăng thêm giờ cho môn Vệ Sinh, hàng năm cho sinh viên đi lao động ở nông thôn kết hợp tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh…
 
Sơ kết. Dù quan điểm có được nâng cao, nhưng việc vận dụng chúng vào cách ứng xử cụ thể khi hành nghề… lại hoàn toàn không dễ dàng. Các thầy chính trị không bao giờ đi theo sinh viên tới bệnh viện để hướng dẫn cách ứng xử “đúng” (ngay cả với bệnh nhân là Công-Nông) và uốn nắn những ứng xử “sai”.
 
Điều may mắn là cái khẩu hiệu phi giai cấp Thầy thuốc như mẹ hiền vẫn còn được đề cao, các thầy chuyên môn đã dựa vào đó để dạy sinh viên về thái độ ứng xử nhân đạo với mọi người bệnh (bệnh nhân có địa vị cao trong xã hội mới có bệnh viện riêng, sinh viên không bao giờ tới đó thực tập).
 
Cũng chính nhờ cái khẩu hiệu phi giai cấp đó mà về sau Bộ Y Tế dựa vào để có thể ban hành bản Quy Định ứng xử cho nhân viên y tế toàn ngành. Đó là các tiêu chuẩn để nhân viên y tế trở thành “mẹ hiền”, bất kể trước mặt mình người bệnh bao nhiêu tuổi.
 
Quả thật, Đổi Mới là quá trình gian khổ
 - Cuốn sơ thảo Lịch Sử 70 năm của trường, do các thầy bộ môn Mác-Lê viết ra (1972) đã thoá mạ “không tiếc lời” quá khứ 43 năm dưới thời thuộc Pháp. Nhưng khi kỷ niệm 80 năm thành lập, thì cái “quá khứ đẹp” này bắt đầu được thừa nhận. Tới khi kỷ niệm 90 năm, tổng bí thư tới dự lễ phát huân chương Độc Lập. 
- Từ thập niên 80, dưới sức ép của các thầy lão thành, trường dạy lại Đạo Đức Hành Nghề. Tuy vậy, các bậc lão thành chưa được đứng trên bục, mà vị trí này vẫn dành cho các thầy Chính Trị. Họ viết ra giáo trình Đạo Đức Học, theo đúng quan điểm Mác-Lênin, tuy rất hay, nhưng cũng rất khó vận dụng vào ứng xử nghề nghiệp. Gần hai chục năm, sinh viên đã học và thi theo giáo trình này.
- Lời Thề tốt nghiệp cũng được phục hồi, nhưng chưa thể gọi đó là lời thể nghề nghiệp (ví dụ, thề trung thành với CNXH; thậm chí “thề” giữ gìn kỷ luật)…
- Năm 1992 đề thi Chính Trị của sinh viên năm cuối vẫn hỏi về lý tưởng và chức năng “người thầy thuốc XHCN”. Nếu trả lời là “để kiếm sống”, qua đó phục vụ xã hội, thì chưa đạt. Phải trả lời là “cống hiến quên mình” mới được điểm cao. Trường chưa điều tra coi thử bao nhiêu % bác sĩ năm đó thực hiện được bao nhiêu % những điều mà chính họ viết ra trong bài thi.
 
Hãy thôi thuyết trình đạo đức. Mà dạy thái độ để tạo kỹ năng ứng xử.
 
Phương pháp sư phạm hiện đại cho thấy, trong giáo dục có 3 (và chỉ cần 3) mục tiêu: Kiến thức, Thực hành và Thái Độ. 
Phương pháp này vận dụng vào y học không những cho phép “tích cực hoá người học”, mà dạy mục tiêu Thái Độ chính là nhằm giúp người học ứng xử đúng khi giao tiếp với đối tượng nghề nghiệp (bệnh nhân, người nhà họ, đồng nghiệp và dân cư trong cộng đồng). Nói khác, điều cần đạt là sự hình thành kỹ năng giao tiếp cho người học. Ví dụ, họ phải có kỹ năng giải thích, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng an ủi…v.v. Tóm lại, đó là dạy kỹ năng chung sống nói chung và phải dạy ngay từ bậc tiểu học. Lên bậc đại học, chính là môn học dạy ứng xử nghề nghiệp. Hoá ra, từ thời thuộc Pháp trường Y đã có môn này.
Nhớ rằng 4 trụ cột vững chắc của ngôi nhà Giáo Dục (được UNESCO đề ra cho thế kỷ XXI) là: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tồn tại.  
  
Người viết: Nguyễn Ngọc Lanh, nguyên GS đại học Y Hà Nội; NGND
  
 
Quy chế về y đức
(tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế)
(Ban hành kèm theo quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
 
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lương y phải như từ mẫu”. Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khăn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.
 
1. Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã từ nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
 
2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.
 
3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi khám bệnh, chăm sóc cần đảm bảo kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
 
4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.
 
5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử lý kịp thời không được đùn đẩy người bệnh.
 
6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
 
7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử lý kịp thời các diễn biến của người bệnh.
 
8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.
 
9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
 
10. Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
 
11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến dưới.
 
12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
 
  
Lời thề Hippocrate
 Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Esculade thần y học, trước thần Hygie và Panacée, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:
 
Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muộn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bời một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác.
 
Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả nĂng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.
 
Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai.
 
Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.
 
Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành công việc đó cho nhưng người chuyên.
 
Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.
 
Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.
 
Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại!.
0 Comments

2.5.2016 núi thần tài

3/5/2016

0 Comments

 
Picture
Picture
Picture
Picture
Picture
Picture
0 Comments

29/4/2016 GIỖ CHA

1/5/2016

0 Comments

 
Picture
0 Comments

DU THUYỀN ĐÀ NẴNG

21/2/2016

0 Comments

 
0 Comments

Mùng 4 Tết Bính Thân

12/2/2016

0 Comments

 
0 Comments

3 NGàY TẾT - NĂM BÍNH THÂN 2016

8/2/2016

0 Comments

 
0 Comments

VIẾNG THĂM NGHĨA TRANG QK5 (30 TẾT)

7/2/2016

0 Comments

 
0 Comments

NHỮNG THIÊN THẦN CỦA NHÀ THẦN ĐỒNG VIỆT

29/1/2016

0 Comments

 
0 Comments

https://youtu.be/9tSunzqhiNE

16/1/2016

0 Comments

 
0 Comments

https://youtu.be/9tSunzqhiNE

16/1/2016

0 Comments

 
0 Comments
<<Previous
    Picture
    nguyễn_hiến_lê.pdf
    File Size: 170 kb
    File Type: pdf
    Download File







    ​
    Picture

    ​



    Picture
    ​

    ​
    Picture

    ​
    Picture



    ​
    Picture



    ​
    ​
  • A
  • C17
  • MED613
  • TroiMT
  • B517
  • PTH350
  • NUR313
  • BOOKS
  • DUMTP
  • Blog