Một học giả nổi tiếng người Trung Hoa đã từng đăng một bài dài, với nội dung:
“Vì sao Trung Quốc chưa có giải Nobel ? Trong 60 năm kể từ ngày thành lập nước CHND Trung Hoa đã có 10 người Hoa đoạt giải Nobel: Lý Chính Đạo, Dương Chấn Ninh, Đinh Triệu Trung, Lý Viễn Triết, Chu Khang Văn, Thôi Kỳ, Đại Lai, Cao Hành Kiện, Tiền Vĩnh Kiện, Cao Côn; trong đó Đạt Lai (Nobel Hòa bình) và Cao Hành Kiện (Nobel Văn học) do có vấn đề chính trị nên hiện nay chưa được Trung Quốc thừa nhận. Một học giả Trung Quốc nhận xét: 60 năm qua chúng ta chưa có thành tựu khoa học tự nhiên và xã hội nào sánh được với thành tựu của các chủ nhân giải Nobel; chưa nhà văn nào có tác phẩm xứng đáng xếp vào cánh rừng văn học thế giới ... (Đăng 13/05/2011/ Tác giả Huy Đường) “ Thế nhưng khi Trung Hoa có giải Nobel về khoa học – họ lại không hồ hởi, bởi vì sao?. Tổng hợp tin tức từ China, thấy nổi lên một số nguyên nhân như sau: 1. Bà là một nhà nghiên cứu “thầm lặng” - Giáo sư “no” Tiến sĩ. GS Đồ từng được Nhân dân Nhật báo miêu tả trong một bài viết năm 2011 là một nhà nghiên cứu làm việc một cách ” thầm lặng”, không giỏi xây dựng các mối quan hệ xã hội”, và “dám nói thẳng với” cấp trên thay vì bợ đỡ nịnh hót. Khác với nhiều giáo sư và viện sĩ nổi tiếng, bà Đồ U U xưa nay không được giới truyền thông Trung Quốc quan tâm đến. Bà chào đời ngày 30/12/1930 tại thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Năm 21 tuổi (1951) vào Đại học Y khoa Bắc Kinh. Sau khi tốt nghiệp năm 1955, bà học thêm hai năm rưỡi y học Trung Hoa (Trung y). Từ 1965-1978, bà là trợ lý giáo sư tại Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc, từ 1979 đến 1984 là Phó giáo sư, năm 1985 là giáo sư tại Học viện này. Hiện nay bà là Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu dược chất Artemisinin chiết xuất từ loại dược thảo Thanh hao, còn gọi là thanh cao. Năm 1980 bà được mời làm hướng dẫn nghiên cứu sinh thạc sĩ, năm 2001 hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ. 2. Bà Đồ U U là nhà khoa học có rất ít bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế. Luận văn gần đây nhất của bà là The discovery of artemisinin (qinghaosu) and gifts from Chinese medicine (Phát hiện chất Artemisinin – Thanh hao – món quà tặng của y dược Trung Hoa) từng đăng trên http://www.nature.com ngày 11/10/2011. Nội dung như sau: “Tôi suốt đời tham gia nghiên cứu thảo dược Trung Quốc ở Viện Khoa học Y học Trung Quốc. Từ năm 1959 đến 1962, tôi tham gia lớp đào tạo Trung Y dành cho các bác sĩ biết Tây Y, điều đó dẫn tôi đến kho tàng quý báu của thảo dược Trung Hoa. Năm 1967, Trung Quốc khởi động Dự án 523 toàn dân chống sốt rét. Chúng tôi từng điều tra hơn 2.000 loại thảo dược, chọn ra 640 bài thuốc có thể chữa sốt rét. Cuối cùng, từ 200 loại thảo dược, chúng tôi chiết xuất được 380 chất dùng để thí nghiệm chống sốt rét trên chuột bạch, nhưng tiến triển không thuận lợi. Bài thuốc của Cát Hồng (葛洪), nhà y học nổi tiếng thời Tây Tấn (265-317), đã đem lại cảm hứng cho tôi. Ngày 04/10/1971, lần đầu tiên tôi thành công dùng Ether có điểm sôi thấp chiết xuất được chất tố Thanh hao (Artemisinin), khi đưa vào làm thí nghiệm, chúng tôi quan sát thấy chất này có tỷ suất ức chế vi trùng sốt rét đạt 100%. Đây là bước ngoặt giải quyết vấn đề, nó xuất hiện sau 190 lần thất bại. Chất Thanh Hao đã hoàn toàn thành công khi thí nghiệm điều trị sốt rét trên động vật, như vậy khi tác dụng lên cơ thể loài người, liệu có an toàn hay không? Để xác định vấn đề này một cách nhanh nhất, tôi và các đồng nghiệp đã dũng cảm làm người tình nguyện đầu tiên thử nghiệm ngay trên cơ thể mình. Đây là biện pháp duy nhất để mọi người tin rằng dùng thảo dược có thể chữa được bệnh sốt rét, vì hồi ấy chưa có quy trình đánh giá hiệu quả lâm sàng và tính an toàn của dược phẩm. Sau khi thí nghiệm thành công trên cơ thể mình, nhóm dự án chúng tôi thâm nhập vùng Hải Nam khảo sát thực địa. Chúng tôi dùng thử thuốc cho 21 bệnh nhân sốt rét và phát hiện chất Thanh hao có hiệu quả lâm sàng kỳ diệu bất ngờ trong điều trị bệnh này…”. 3. Tại Trung Quốc, thành tựu của bà lại bị chỉ trích bởi các đồng nghiệp, truyền thông nhà nước và chính quyền Trung Quốc!. Trung Quốc cuối cùng đã có một giải Nobel trong lĩnh vực khoa học – lại là lĩnh vực danh giá và khó khăn nhất (xem thêm bài : Các giải Nobel và qui trình bầu chọn), nhưng tại sao giới lãnh đạo và cộng đồng khoa học của Trung quốc lại không hề vui vẻ với sự kiện này!?. - Thứ nhất: Phản ứng của họ với giải Nobel của bà Đồ - phần lớn liên quan đến nền khoa học Trung Quốc. Đây là một hệ thống khoa học mà bà Đồ gần là một kẻ hoàn toàn xa lạ, do đó khi bà đoạt giải đã khiến tất cả phải lúng túng trước thành công của bà. Thành tựu của bà Đồ rất đáng trân trọng vì bà không thuộc những “Viện nghiên cứu khoa học hàng đầu của quốc gia”, không theo đuổi “học vị tiến sĩ” và không “du học” – Bà là một nhà khoa học “Ba Không”. Truyền thông Trung Quốc không phản ứng tích cực trước thành tựu của bà Đồ vì bà chỉ có địa vị bình thường, và thưc tế thành tựu của bà đã làm bẽ mặt hệ thống khoa cử Trung Quốc. Ba ngày sau khi bà Đồ nhận giải, tờ The Paper, một tờ báo được nhà nước hậu thuẫn, đã đăng một bài bình luận bảo vệ các viện sĩ, là danh hiệu cho những học giả của các viện nghiên cứu hàng đầu… - Thứ hai: Nguyên tắc “gia đình trị - nhóm lợi ích” luôn bao trùm trong giới khoa học Trung Quốc (và ở tất cả các lĩnh vực khác) các học viện vận hành dưới sự kiểm soát của Nhà nước không coi trọng kiến thức khi đề bạt nhân sự, mà quá trình này thường bị ảnh hưởng bởi tham nhũng và các “gia đình trị”. “Tham nhũng xâm nhập vào mọi ngõ ngách của xã hội, từ những học sinh gian lận trong thi cử, đến những viện sĩ ăn cắp ý tưởng và hối lộ để thăng tiến trong sự nghiệp. (Trần Phá Không, nhà văn và nhà bình luận chính trị Trung Quốc)”. Có một số nỗ lực để hạ thấp đóng góp của riêng bà Đồ, và vãn hồi thể diện của giới khoa học Trung Quốc, luận điệu liên quan đến những học viện nghiên cứu lớn, nơi mà các nhà khoa học liên kết chặt chẽ với các nhóm lợi ích của nhà nước. Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Trung Quốc, những nhà khoa học chính thống của Trung Quốc này cho rằng thành tựu của bà Đồ không phải của riêng bà, họ chỉ ra rằng 500 nhà khoa học khác cũng làm việc trong Dự án 523, là một chương trình quân sự bí mật thành lập theo lệnh của Mao Trạch Đông, chương trình này đã có những đóng góp quan trọng để chiết xuất ra phương thuốc này. Khi bà Đồ nhận giải thưởng danh giá Lasker cho Nghiên cứu Y học vào năm 2011 vì công trình khoa học trong lĩnh vực sốt rét, giới khoa học Trung Quốc cũng cố gắng nhấn mạnh nghiên cứu được nhận giải là công sức tập thể. … Bs Học tập hợp.
1 Comment
me
4/11/2015 05:43:11 pm
Kiểm tra
Reply
Leave a Reply. |
|